Vôi được ứng dụng khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phân bón, thủy sản, chăn nuôi… Và sử dụng vôi trong xử lý nước thải cũng được người dân ưu tiên sử dụng. Cùng tìm hiểu đặc điểm, ưu và nhược điểm của vôi trong xử lý nước thải qua bài viết dưới đây .

Đặc điểm

Vôi là hợp chất hóa học, có công thức là CaO (Canxi Oxit), nó còn có các tên khác như là vôi sống, vôi nung. Là chất rắn có dạng tinh thể màu trắng. Được sản xuất chủ yếu bằng cách nung đá vôi (CaCO3) ở nhiệt độ khoảng 900°C. Trong xử lý nước thải, người ta dùng vôi bột nhiều hơn so với vôi cục. 

Vôi sử dụng trong xử lý nước thải thường ở 2 dạng chính:

  • Vôi bột: Là vôi sống ở dạng bột, thường có màu trắng đục hoặc trắng ngà, độ trắng trung bình đạt từ 80 – 85%.
  • Vôi cục: Là vôi sống ở dạng cục, mỗi cục có kích thước từ 1 – 15cm và thường bị lẫn tạp chất…

Vôi xử lý nước thải như thế nào?

Vôi có tác dụng nâng độ pH của nước thải điều này được áp dụng khi nước thải có độ pH thấp ví dụ như: Nước thải ngành xi mạ, nước thải sản xuất dược phẩm, nước thải sản xuất hóa chất, nước thải sản xuất thuốc trừ sâu,…

Bên cạnh đó, sử dụng vôi xử lý nước thải còn giúp giảm độc tính của nước thải cần xử lý hóa chất có trong nước thải. Cụ thể như sau:

  • Vôi giúp giảm độc tính của nước thải: Khi vôi làm cho tính axit của nước thải bị bão hòa và cũng bị thay đổi cấu trúc phân tử hóa học, từ đó làm giảm độc tố có trong nước thải trước khi bước vào giai đoạn xử lý hóa chất. Điều này được áp dụng cho: Nước thải rửa thuốc trừ sâu, nước rỉ rác, nước thải y tế;
  • Vôi giúp xử lý hàm lượng khi vôi làm nồng độ pH trong nước thải tăng cao và tính kiềm trong nước thải tăng.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Vôi là một hợp chất dễ tìm, dễ mua và dễ sử dụng, chi phí thấp.
  • Có thể sử dụng được cho nhiều loại nước thải khác nhau.
  • Có khả năng điều chỉnh pH nhanh, giúp hệ thống xử lý nước thải vận hành trơn tru.

Nhược điểm:

  • Dễ bị mất tác dụng khi tiếp xúc với môi trường ẩm.
  • Khi sử dụng vôi xử lý nước thải, các vi sinh vật có trong nước thải bị tiêu diệt hoàn toàn (cả vi sinh vật có lợi và có hại), do đó phải mất thời gian nuôi cấy lại hệ vi sinh khi nước thải bước vào giai đoạn xử lý sinh học.

Bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về vôi và sử dụng vôi xử lý nước thải, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *